TÌM HIỀU VỀ NHÂN VIÊN BÁN HÀNG – LAO ĐỘNG HÀN QUỐC
1 Nhân viên bán hàng là gì?
Nhân viên bán hàng là bộ mặt của công ty. Họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tư vấn, giới thiệu hàng hóa, là người trực tiếp đem về doanh số cho công ty. Nhân viên bán hàng thường làm việc trong các cửa hàng hoặc showroom.
2. Yêu cầu đối với một nhân viên bán hàng
ü Ngoại hình ưa nhìn
Với bất kể một công việc nào cũng vậy, nhất là với công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì nhân viên rất cần có ngoại hình gây thiện cảm.
ü Trang phục gọn gàng
Ngoài yếu tố ngoại hình kể trên, chỉ cần bạn trông gọn gàng, chỉn chu trong cách ăn mặc cũng là một điểm cộng trong mắt khách hàng. Thông thường trang phục của nhân viên bán hàng phải mặc theo quy định, tuy nhiên nhiều cửa hàng không có đồng phục cho nhân viên thì nên ăn mặc lịch sự, đứng đắn.
ü Sức khỏe tốt
Có sức khỏe là có tất cả. Một trong những yếu tố của mọi ngành nghề. Và tất nhiên, nghề bán hàng không ngoại lệ. Nhân viên bán hàng buộc phải có sức khỏe tốt, thể lực tốt, để có thể đảm nhiệm các công việc được giao. Vì luôn luôn hoạt động bên ngoài, tiếp xúc với nhiều khách hàng, bạn phải có sức khỏe để phục vụ khách, giúp khách lấy đồ, thử hàng, gói hàng, giữ hình ảnh vui vẻ, thân thiện, chịu áp lực công việc…
ü Thái độ, cử chỉ ân cần
Theo nhiều nghiên cứu, những thương vụ thành công 80% là nhờ thái độ của người bán hàng, 20% còn lại là kỹ năng và kiến thức. Đức tính hàng đầu của người bán hàng là thái độ tốt rồi rồi mới đến kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng, ngoại hình.Một nhân viên bán hàng phải có cử chỉ, hành động tự tin, vừa nhanh nhẹn vừa lịch sự, mang thái độ tích cực, hào hứng khi nói về sản phẩm, dịch vụ thể hiện được sự chuyên nghiệp về kỹ năng bán hàng đối với khách hàng. Đồng thời giữ thái độ niềm nở, vui vẻ, nhiệt tình, mến khách và chu đáo giao tiếp với mọi người. Ở đâu cũng vậy, hiển nhiên thái độ ân cần luôn tạo được sự yêu thích và thoải mái của khách hàng. Thái độ quyết định tất cả. Không ai có thể cảm thấy khó chịu và bức xúc trước một thái độ ân cần, lịch sự của nhân viên.
3. Công việc của nhân viên bán hàng
ü Tiếp nhận, bảo quản hàng hóa
– Tiếp nhận hàng, kiểm tra số lượng hàng đã đặt với người giao hàng,
– Kiểm tra ngoại quan bao bì, hạn sử dụng xem có đảm bảo không.
– Nếu có vấn đề phát sinh, phải lập tức báo cáo lên cấp trên để có hướng xử lý kịp thời
– Ghi chép cẩn thận số lượng, tình trạng hàng đã nhận vào biên bản giao nhận hàng hóa và lấy đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.
. – Sắp xếp hàng hóa vào trong kho (nếu có) hoặc trưng bày trên cửa hàng. Hàng hóa được sắp xếp phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nhập trước-xuất trước, và được xếp vào đúng vị trí, thứ tự đã quy định trên quầy hàng.
– Vệ sinh cửa hàng sạch sẽ, sắp đặt tem nhãn đúng vị trí, thể hiện đúng giá cả của từng mặt hàng.
ü Trưng bày sản phẩm
Đảm bảo tính thẩm mỹ chính là một trong những yếu tố cần thiết dành cho hình ảnh của một nhân viên bán hàng. Những sản phẩm cần được trưng bày một cách khoa học và đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa giúp người bán dễ dàng kiểm soát, vừa giúp người mua dễ lựa chọn. Thông thường, sơ đồ trưng bày các mặt hàng thường do chủ cửa hàng hoặc quản lý quyết định. Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng là duy trì sơ đồ đó, bổ sung hàng mới (nếu còn) lên quầy, tránh trường hợp một mặt hàng nào đó hết tồn kho thì cũng mất luôn vị trí trên quầy hàng.
ü Bán hàng và tư vấn bán hàng
Rất nhiều người trước khi quyết định mua hàng họ đều nhờ đến nhân viên bán hàng tư vấn tại mỗi cửa hàng. Với những hàng hóa như thời trang, mỹ phẩm, nhân viên bán hàng cần có kiến thức nhất định và việc họ cần làm là giúp tư vấn cho khách một cách chính xác nhất. Một nhân viên bán hàng tốt sẽ làm khách hài lòng bởi những tư vấn của mình và giúp khách đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Giải quyết các vấn đề của khách. Đôi khi trong lúc bán hàng sẽ xảy ra những vấn đề cần phải giải quyết với khách hàng như những lỗi hàng hỏng, rách bẩn… Trong trường hợp như vậy, nhân viên cần hết sức bình tĩnh xem xét đó là lỗi do sản phẩm hay do người mua để đưa ra giải thích phù hợp. Với trường hợp không giải quyết được, nhân viên phải báo lên cấp trên để giải quyết được khiếu nại, vấn đề của khách.
4. Kỹ năng bán hàng
Kỹ năng bán hàng được xem là kỹ năng được đánh giá cao nhất đối với vị trí này. Dù bạn bán sản phẩm hay dịch vụ hoặc thương hiệu cá nhân, kỹ năng bán hàng chính là một vũ khí giúp bạn chiến thắng.
ü Am hiểu về ngành hàng.
Bản chất của việc bán hàng là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Do đó nhân viên bán hàng sẽ cần trang bị đầy đủ kiến thức ngành hàng để quá trình tư vấn diễn ra tốt hơn. Bạn có thể trang bị các kiến thức từ thực tế kèm những kiến thức từ lý thuyết để áp dụng vào khâu bán hàng. Giới thiệu một cách trôi chảy, khoa học và logic về sản phẩm sẽ tạo cho bạn những lợi thế nhất định khi bán hàng.
ü Giao tiếp và thuyết phục
Giao tiếp ở đây chính là khả năng ăn nói rõ ràng, lưu loát. Đây cũng là cách thức để gây ảnh hưởng đến thái độ, hành vi của khách hàng sao cho khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm. Nhiều người nghĩ rằng làm nhân viên bán hàng thường “khéo miệng, dẻo mỏ”. Điều quan trọng ở đây là những gì bạn nói phải có giá trị và thuyết phục được người nghe. Điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức ngành hàng và thực tiễn của bản thân. Thuyết phục khách hàng là bạn có những gì mà họ muốn. Ngoài ra ngôn ngữ cơ thể cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bán hàng.
ü Kiên nhẫn
Người bán hàng nên đóng vai trò là một nhà tư vấn và sẵn sàng đưa ra các giải pháp kịp thời. Sẽ có nhiều trường hợp nhân viên bán hàng phải đối mặt với những vị khách khó tính hay những lời từ chối tư vấn. Cũng sẽ có nhiều người mua lưỡng lự rất lâu trước khi quyết định mua hàng. Lại có khách hàng đôi lúc quá cẩn thận nên tỏ thái độ hoài nghi với nhân viên, khiến nhân viên cảm thấy khó chịu và nản lòng. Do vậy, bạn nên là người có sự kiên nhẫn sẵn sàng vượt qua khó khăn này.
ü Lắng nghe
Bạn có biết vì sao tai có hai mà miệng chỉ có một không? Đó chính là vì chúng ta có thể nghe được âm lượng to nhỏ, ngữ điệu của giọng nói và cách sử dụng từ ngữ của người nói. Vì thế, song song với việc truyền đạt, giao tiếp với khách hàng, một người có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp biết khi nào nên dừng lại để lắng nghe. Người bán hàng chuyên nghiệp sẽ không bao giờ ngắt lời người khác khi họ đang nói, bởi lẽ làm như vậy họ sẽ không thể xác định được những nguyện vọng từ phía đối tượng họ đang cố gắng truyền đạt. Hãy nghe – hiểu khách hàng để nói đúng trọng điểm, giải quyết được vấn đề. Ngoài ra, để trở thành nhân viên bán hàng chuyên nghiệp bạn phải trải qua một quá trình lao động, học tập thường xuyên. Trở thành nhân viên bán hàng không khó nhưng để đem về doanh số khủng thì không hề dễ dàng.
5. Tìm việc làm nhân viên bán hàng ở đâu ?
So với những ngành khác, nghề nhân viên bán hàng là một trong những công việc được tuyển dụng khá nhiều. Với công việc này sẽ có rất nhiều tiềm năng phát triển về kỹ năng bán hàng cũng như nhiều kỹ năng mềm phong phú cho bạn, vì vậy sự lựa chọn của bạn về lĩnh vực này có thể hoàn toàn là đúng đắn.Hiện tại Hana Group đang tuyển nhân viên bán hàng ở cửa hàng miễn thuế, nếu có đam mê và muốn tăng thu nhập cải thiện cuộc sống thì hãy ghé trung tâm Hana hoặc gọi điện đến Hotline để có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp, rõ ràng nhất.